CHUỖI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÙNG CHUYÊN GIA - “LẤY ĐÀ” ĐỂ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VIETSCHOOL VƯƠN XA
MỤC LỤC [Ẩn]
Qua chuỗi chương trình đào tạo cùng các chuyên gia giáo dục hàng đầu, đội ngũ giáo viên Vietschool đã được tích lũy thêm nhiều kiến thức - kĩ năng để sẵn sàng đồng hành cùng học sinh chinh phục hành trình mơ ước.
Đây được coi là bước “lấy đà” quan trọng để chất lượng đào tạo của nhà trường vươn xa. Bởi bên cạnh chương trình giáo dục toàn diện, thì đội ngũ giáo viên chính là nhân tố chủ chốt nâng bước học sinh Vietschool phát triển một cách tối đa.
Mở đầu chuỗi chương trình đào tạo, thầy cô Vietschool được đào tạo bởi 𝗣𝗚𝗦.𝗧𝗦 𝗧𝗿𝗮̂̀𝗻 𝗧𝗵𝗶̣ 𝗛𝗶𝗲̂̀𝗻 𝗟𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴 - Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, Chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 2, 3, 4 bộ Kết nối Tri thức với Cuộc sống theo chương trình GDPT mới 2018, với chủ đề ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT.
PGS. TS Trần Thị Hiền Lương giúp các thầy cô hiểu rõ hơn về cách tương tác và thấu hiểu tâm lý học sinh, từ đó thiết kế các hoạt động giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. Phương pháp dạy học linh hoạt, tích hợp các hoạt động thực tế và tương tác nhóm giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên và hiệu quả.
Vị chuyên gia tiếp theo mà Vietschool hân hạnh chào đón, đó là 𝗣𝗚𝗦.𝗧𝗦 𝗡𝗴𝘂𝘆𝗲̂̃𝗻 𝗩𝗮̆𝗻 𝗕𝗶𝗲̂𝗻 - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nghiệp vụ sư phạm - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
PGS.TS Nguyễn Văn Biên chia sẻ với toàn thể đội ngũ giáo viên Vietschool về chủ đề “ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG TRƯỜNG HỌC”:
- Cập nhật và nâng cao hiệu quả các phương pháp kiểm tra, đánh giá như dự án học tập, trò chơi, thảo luận nhóm,...
- Thiết kế bài kiểm tra, đánh giá đa dạng, phù hợp với mục tiêu học tập
- Cách phân tích và sử dụng dữ liệu đánh giá
- Đổi mới trong quy trình kiểm tra, đánh giá
- Tạo môi trường kiểm tra, đánh giá tích cực, khuyến khích học sinh tham gia và tự đánh giá
Với những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Văn Biên, giáo viên Vietschool sẽ nâng cao hiệu quả kiểm tra và đánh giá học sinh, sử dụng nó như “chìa khóa” để xây dựng một môi trường giáo dục tích cực, hỗ trợ học sinh phát triển năng lực toàn diện trong thời đại ngày nay.
Hoạt động đào tạo trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết, khi Vietschool vinh dự chào đón 𝗧𝗦. 𝗡𝗴𝘂𝘆𝗲̂̃𝗻 𝗧𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝗛𝗮̉𝗶 chia sẻ với các giáo viên về chủ đề STEM/STEAM: FROM HANDS-ON TO MINDS-ON.
TS. Nguyễn Thành Hải là một trong những chuyên gia về giáo dục STEM/STEAM hàng đầu Việt Nam, một trong những người Việt đầu tiên theo học chương trình Tiến sĩ chuyên về giáo dục STEM tại Hoa Kỳ. Anh đã có trên 10 năm kinh nghiệm đào tạo giáo viên tại Việt Nam và Hoa Kỳ.
Đúng với tinh thần của STEAM: “Từ thực hành đến tư duy sáng tạo”, TS. Nguyễn Thành Hải đã mang đến cho các giáo viên Vietschool những hoạt động vô cùng thú vị.
Qua đó, các thầy cô được:
- Cập nhật và nâng cao phương pháp dạy học STEAM
- Cách thiết kế bài học STEAM đa dạng
-Xây dựng kỹ năng STEAM cho học sinh
-Sử dụng công nghệ trong giảng dạy STEAM
-Phát triển tư duy sáng tạo
Thầy cô cũng được tiếp thêm nhiều năng lượng và ý tưởng mới, sẵn sàng mang đến những trải nghiệm học tập độc đáo và đầy cảm hứng cho học sinh.
Vietschool khép lại chuỗi hoạt động đào tạo với sự đồng hành của 𝗣𝗚𝗦. 𝗧𝗦 𝗖𝗵𝘂 𝗖𝗮̂̉𝗺 𝗧𝗵𝗼̛ - Trưởng Ban Nghiên cứu - Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, trong chủ đề “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT TRIỂN TƯ DUY VÀ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG MÔN TOÁN”.
Vị chuyên gia đã cùng giáo viên Vietschool trao đổi về:
- Cách xây dựng và phát triển bài giảng môn Toán phù hợp với từng cấp độ học sinh
-Cách định hướng học sinh tiếp cận và giải quyết vấn đề theo tư duy logic
- Ứng dụng các thiết bị dạy học và công nghệ vào dạy Toán
- Xây dựng các hoạt động và bài tập thực hành đa dạng, sáng tạo
- Kỹ năng đánh giá và theo dõi tiến độ học tập của học sinh trong môn Toán
Vietschool chân thành cảm ơn 4 vị chuyên gia đã dành thời gian, tâm huyết để đồng hành cùng nhà trường trên hành trình không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng mà các chuyên gia truyền đạt sẽ tiếp thêm động lực cho nhà trường gặt hái nhiều thành công trong năm học mới.