Tất tần tật những điều cần biết về tiêu chuẩn CCSS của Hoa Kỳ
Học sinh ngày nay đang chuẩn bị bước vào một thế giới mà trong đó các trường Đại học và doanh nghiệp yêu cầu, đòi hỏi nhiều hơn bao giờ hết. Để đảm bảo tất cả học sinh đã sẵn sàng cho việc học đại học cũng như làm việc thành công sau này, Hoa Kỳ nghiên cứu và soạn thảo bộ tiêu chuẩn CCSS nêu rõ các tiêu chuẩn kiến thức và kỹ năng cốt yếu chung áp dụng cho học sinh từ lớp mẫu giáo đến hết lớp 12.
I. Tiêu chuẩn CCSS là gì?
CCSS là viết tắt của cụm từ “Common Core State Standards” (tạm dịch: Tiêu chuẩn cốt lõi chung). Đây là tiêu chuẩn giáo dục Hoa Kỳ lập ra cho hai bộ môn Anh ngữ và Toán học.
Common Core State Standards được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn cao nhất tại các bang của Mỹ và các quốc gia trên thế giới, kinh nghiệm của giáo viên, chuyên gia bộ môn, nhà tư tưởng hàng đầu cũng như phản hồi của công chúng.
Common Core State Standards được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn cao nhất tại các bang của Mỹ và các quốc gia trên thế giới
CCSS tập trung vào phát triển tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và kỹ năng phân tích mà học sinh sẽ cần để thành công khi học Đại học và đi làm. Tiêu chuẩn này đặc biệt hiệu quả trong việc giúp học sinh tiếp cận với việc học tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ.
Các tiêu chuẩn mới cũng cung cấp phương pháp để giáo viên đo lường sự tiến bộ của học sinh trong suốt năm học và đảm bảo rằng học sinh đang trên con đường thành công trong sự nghiệp học tập.
Hiện có 46/50 bang của Hoa Kỳ (41 tiểu bang, Quận Columbia, 4 vùng lãnh thổ và DoDEA) đã tự nguyện áp dụng CCSS vào chương trình giảng dạy cho học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12. Cho đến nay, Tiêu chuẩn cốt lõi chung đã mang lại hiệu quả tại Hoa Kỳ và được nhiều quốc gia khác áp dụng.
II. Mục tiêu của CCSS là gì?
Mục tiêu chung
Tiêu chuẩn CCSS chú trọng vào tính nhất quán, sự gắn kết, học qua thực hành và công nghệ. Trong đó, mô tả rõ ràng những kiến thức, kỹ năng học sinh đạt được sau khi kết thúc một môn học, một cấp lớp, còn được gọi là “chuẩn đầu ra”.
Mục tiêu của CCSS là dạy học sinh khả năng tư duy, phát huy tính hiếu kỳ, khám phá và thiết lập mối liên quan giữa các kiến thức được học với thế giới hiện tại.
Theo đó, học sinh cần biết cách diễn đạt, phân tích, suy luận và phản biện sắc bén để giải thích cho kết quả của mình. CCSS cũng khuyến khích các em thảo luận, hiểu sâu vào bản chất vấn đề hơn là học thuộc lòng. Có nghĩa là học sinh không được hiểu qua loa một vấn đề mà phải hiểu một cách thấu đáo và áp dụng những kiến thức mình đang học vào đời sống thực tiễn.
CCSS khuyến khích các em thảo luận, hiểu sâu vào bản chất vấn đề hơn là học thuộc lòng
Bên cạnh đó, học sinh còn phát triển bộ kỹ năng thế kỷ 21, bao gồm: Kỹ năng hùng biện & phản biện, làm việc nhóm, sử dụng công nghệ thông tin... Phương pháp học theo chuẩn CCSS không chỉ được áp dụng trong học tập mà có thể ứng dụng vào thực tế cuộc sống sau này.
Toán học
CCSS giúp cho tất cả học sinh thành công trong môn Toán học. Để học sinh có thể bắt nhịp và tiếp tục học các kiến thức môn toán ở cấp độ cao hơn, CCSS đưa học sinh làm quen với các tiêu chuẩn của lớp thấp trước.
Theo bộ tiêu chuẩn CCSS, học sinh từ lớp mẫu giáo đến hết lớp 5 cần làm thành thạo các phép tính số nguyên (cộng, trừ, nhân, chia). Đồng thời, tăng cường kiến thức hiểu biết vững vàng về lý thuyết và kỹ năng thực hành với các phân số - nền tảng quan trọng cho việc học môn đại số.
Học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông cần thực hành áp dụng cách suy nghĩ toán học vào các vấn đề và thách thức trong thế giới thực tế, không phải bằng cách chồng chất các chủ đề quen thuộc, mà bằng cách phát triển sự hiểu biết sâu sắc và khả năng áp dụng toán học vào các tình huống mới lạ như sinh viên đại học và nhân viên thường làm.
Dựa theo tiêu chuẩn CCSS, chương trình Toán học của Trường tiểu học Vietschool được thiết kế để cân bằng việc phát triển kiến thức hiểu biết về lý thuyết với việc đạt được các kỹ năng thực hành.
Chương trình Toán học tại Vietschool được thiết kế để cân bằng việc phát triển kiến thức hiểu biết về lý thuyết với việc đạt được các kỹ năng thực hành
Học sinh sẽ được học toán thiên về tư duy chứ không phải toán đánh đố, giúp trẻ tư duy sâu về con số và bản chất của số. Các em không chỉ làm theo công thức và cho ra đáp án, mà thay vào đó, học sinh phải lý giải được các công thức đó. Điều đó chứng minh các em không chỉ biết cách làm bài mà còn biết lý do vì sao phải làm như vậy.
Bên cạnh đó, các em sẽ được tiếp cận các khái niệm cơ bản của mỗi chủ đề toán học thông qua những ví dụ gần gũi với đời sống. Chẳng hạn như khi học về chữ số, các em sẽ được biết chữ số được sử dụng để làm số nhà, đo cân nặng, giá cả trong siêu thị… và kèm theo hình ảnh trực quan. Đồng thời, các em cũng biết cách áp dụng khái niệm “chữ số” vào cuộc sống hàng ngày của mình như đi siêu thị có thể tính tiền, đếm tiền hoặc xem giá các sản phẩm... giúp bố mẹ. Cách đưa các em đến với khái niệm toán như vậy sẽ giúp học sinh không cảm thấy môn học nhàm chán và tăng hứng thú học tập với môn Toán hơn.
Hoặc khi học về phép trừ, học sinh sẽ không đi luôn vào khái niệm phép trừ là gì và buộc phải nhớ khái niệm khô khan ấy. Thay vào đó, thầy giáo sẽ đưa ra một bài toán về sự mất đi của một quả táo hoặc một con mèo và học sinh sẽ dựa vào đó để tự hiểu khái niệm phép trừ.
Hay khi học về tổng hợp các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, thầy giáo đã tạo một cây thông Noel nhiều màu sắc, các em vô cùng hứng thú với trò chơi tính toán trên cây thông và nhanh chóng hiểu rõ phương pháp để áp dụng vào bài tập. Như vậy là tiết học toán đã trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Anh ngữ
Nhằm giúp học sinh sẵn sàng học Đại học và làm việc sau này, tiêu chuẩn CCSS về English yêu cầu không tập trung quá nhiều vào văn học hư cấu, thay vào đó, chú trọng vào phi hư cấu văn học.
Có nghĩa là, bên cạnh các tác phẩm văn học kinh điển từ khắp nơi trên thế giới, phần lớn chương trình học của học sinh là những chủ đề bài học viết về người thật, việc thật, thông tin - sự kiện thật trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lịch sử và khoa học.
Tiêu chuẩn CCSS cũng đảm bảo học sinh tiếp thu một cách có hệ thống kiến thức về văn học, thông tin và các chuyên ngành khác thông qua đọc, viết, nói và nghe.
Các bài đọc dựa trên tiêu chuẩn cốt lõi chung CCSS là dạng văn bản phức tạp, đọc khó hơn, khiến học sinh phải suy nghĩ, đào sâu. Đặc biệt, việc học và dạy sẽ theo dự án, đánh giá năng lực dựa trên việc các em làm trong một dự án. Qua đó, học sinh sẽ thể hiện được năng lực và sự hiểu biết của mình.
Bài thi theo tiêu chuẩn cốt lõi chung CCSS sẽ đánh giá nhiều kỹ năng cùng lúc qua bài học, bài dạy, dự án mà các em làm để các em thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo để đưa ra sáng kiến, giải pháp cho vấn đề. Khác với các bài thi chuẩn hóa như IELTS, TOEFL chỉ đánh giá học sinh một kỹ năng tại một thời điểm nhất định, không có sự tổng hợp các kỹ năng với nhau.
Rõ ràng, cách đánh giá của CCSS toàn diện và khích lệ học sinh nhiều hơn. Ví dụ, học sinh nhập cư vào Mỹ, nếu bắt các em làm bài kiểm tra ngữ pháp thì điểm sẽ rất thấp, nhưng khi được tham gia cùng dự án với các bạn, được khuyến khích, các bé sẽ có nhiều đóng góp tích cực và cảm thấy thành công hơn.
Dựa theo tiêu chuẩn CCSS, chương trình English của Trường tiểu học Vietschool được thiết kế theo một lộ trình bài bản, từ phát âm, đọc hiểu, giao tiếp đến luyện kỹ năng viết giúp học sinh học tiếng Anh như một ngôn ngữ, chứ không phải học tiếng Anh chỉ để nói được một ngoại ngữ.
Chương trình tập trung vào trải nghiệm học tập, làm tăng sự tham gia của học sinh, xây dựng kỹ năng ngôn ngữ và truyền cảm hứng cho sự tự tin nói tiếng Anh ở các bạn nhỏ.
Tại Vietschool, học sinh học tiếng Anh như một ngôn ngữ, chứ không phải học tiếng Anh chỉ để nói được một ngoại ngữ
Chẳng hạn, với chủ đề “Cơ thể của động vật hỗ trợ bản thân nó như thế nào?”, học sinh được xem một video và thấy rằng hươu cao cổ có chiếc cổ cao để có thể ăn được lá ở trên cây cao, con voi có cái vòi rất dài để giúp nó ăn uống và lấy thức ăn, rùa có mai cứng và nhím có những chiếc gai sắc nhọn để bảo vệ nó khỏi những loài động vật khác. Những video sinh động như vậy sẽ kích thích học sinh chủ động tham gia học ngôn ngữ hơn, nắm bắt từ vựng và hiểu về một chủ đề nhanh nhất.
Hay khi học phát âm tiếng Anh, học sinh sẽ tập đọc và làm quen với các chữ cái giống như cách học của người bản ngữ. Các em sẽ khớp những âm thanh đã biết với mặt chữ chưa biết để học đọc thay vì biết mặt chữ trước khi biết cách phát âm. Cách học này giúp học sinh nói tiếng Anh theo thói quen và theo đôi tai nhiều hơn so với mặt chữ. Vì vậy, khi gặp một từ mới hoàn toàn, trẻ vẫn có thể phát âm một cách chính xác. Bên cạnh đó, chương trình English cũng thiết kế nhiều tài liệu hỗ trợ như bản phát âm chậm một từ, nhận biết từ đồng âm, các video hoặc bộ phim bằng tiếng Anh…để hỗ trợ các em phát âm chuẩn.
Bên cạnh đó, Trường tiểu học Vietschool cũng thiết kế nhiều dự án với đa dạng các chủ đề khoa học, lịch sử, văn hóa, khám phá… để học sinh cùng tham gia và có cơ hội hợp tác, làm việc nhóm với nhau. Từ đó, rèn luyện cho các em kỹ năng phản biện, bảo vệ và trình bày một vấn đề.