Cambridge Primary Global Perspectives – Hệ thống trường Vietschool
Các khóa học đã đăng ký

Cambridge Primary Global Perspectives

Thuộc chương trình học thuật Cambridge, Global Perspectives (Viễn cảnh toàn cầu) là môn học được Vietschool đưa vào giảng dạy cho học sinh hệ quốc tế từ 5 - 19 tuổi, xuyên suốt từ Cambridge Primary đến Cambridge Advanced. Môn học được xây dựng với nội dung đa dạng về tất cả các khía cạnh có ảnh hưởng đến thế giới và đời sống con người như: chính trị, kinh tế, môi trường, khoa học, kỹ thuật, văn hóa và đạo đức. Đây chính là hành trang quan trọng giúp học sinh Việt Nam dễ dàng bắt nhịp với bạn bè thế giới và thích nghi với thế giới không ngừng thay đổi. 

Ngoài ra, các em còn được trau dồi các nhóm kỹ năng cần thiết để bước lên các cấp học cao hơn, vào Đại học và phát triển cuộc sống trong tương tai, bao gồm: kỹ năng làm việc nhóm, nghiên cứu, phân tích, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và khả năng sáng tạo. 

Chương trình Cambridge đã được thẩm định tại hơn 160 quốc gia, được giảng dạy bởi mô hình song ngữ tại hơn 10.000 trường học trên thế giới, với hơn 8 triệu học sinh theo học. Nhiều quốc gia với nền giáo dục tiến bộ trên thế giới như Anh, Thụy Điển, Hà Lan, Đức, Ý, Tây Ban Nha,… đã áp dụng song song chương trình Cambridge với chương trình quốc gia. 

Tại sao nên chọn chương trình Cambridge Primary Global Perspectives?

1. Phát triển kiến thức về các vấn đề toàn cầu trong thực tiễn đời sống

Với môn học Global Perspectives (Viễn cảnh toàn cầu), học sinh được tìm hiểu và bàn luận về các chủ đề như: giữ gìn sức khỏe, chuyển đến một quốc gia mới, giá trị & niềm tin, giữ hòa bình, con người - già và trẻ, tuân thủ pháp luật, quyền học hỏi, gia đình, các công ty trên toàn thế giới, sống & làm việc cùng nhau, làm việc với các quốc gia khác, giữ an toàn, cải thiện giao tiếp, máy tính & công nghệ, thể thao & giải trí…

Bên cạnh đó, học sinh Vietschool còn được tiếp cận với những vấn đề cấp thiết toàn cầu về giảm tải sử dụng rác, giàu & nghèo, chăm sóc hành tinh Trái Đất, sử dụng năng lượng, nước, thực phẩm và nông nghiệp. 

Mỗi chủ đề bài học được thiết kế đa dạng thông qua các mô hình, dự án và trải nghiệm thực tế. Thông qua các phân tích, đánh giá và góc nhìn của mình ở mỗi vấn đề để học sinh đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo, có thể áp dụng vào thực tế và mang lại những kết quả tích cực. Song song với đó, học sinh cũng biết cách liên hệ đến thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, và tìm kiếm những giải pháp cho sự phát triển của đất nước. 

Cambridge Primary Global Perspectives đã phân chia các mục tiêu học tập thành 6 lĩnh vực chính, tương ứng với một trong các kỹ năng: nghiên cứu, phân tích, đánh giá, phản ánh, hợp tác và giao tiếp.

Với học sinh ở giai đoạn 1 & giai đoạn 2, Cambridge Primary Global Perspectives đưa ra các mục tiêu học tập riêng biệt, bởi trong những năm này, sự phát triển nhận thức của học sinh đang thay đổi nhanh chóng. Khi học sinh chuyển sang giai đoạn 3 đến 5, các mục tiêu học tập sẽ được nâng cao hơn. 

  • Giai đoạn 1: Trả lời các câu hỏi với thông tin liên quan về một chủ đề nhất định. 

Học sinh biết cách đặt những câu hỏi cơ bản về một chủ đề nhất định, xác định và giải thích những điểm tương đồng và khác biệt của một đối tượng, ví dụ giữa người trẻ và người lớn tuổi hoặc giữa mình và người khác. 

  • Giai đoạn 2: Nhận ra rằng mỗi người biết những điều khác nhau về một chủ đề. 

Chia sẻ kiến ​​thức và lắng nghe những gì người khác nghĩ về một chủ đề giúp học sinh nhận ra rằng mỗi người sẽ có kiến ​​thức, suy nghĩ và niềm tin khác nhau. Học sinh thể hiện sự lắng nghe tích cực bằng cách chú ý đến người nói, và trả lời các nhận xét, câu hỏi có liên quan. 

Học sinh cũng có thể ghi lại các chi tiết, thông tin liên quan trong quá trình lắng nghe và thảo luận, đồng thời khuyến khích những câu hỏi của người khác để giải thích cho sự thắc mắc của mình. Qua đó, học sinh sẽ xác định được các quan điểm cá nhân khác nhau về một vấn đề. Học sinh cũng có thể bắt đầu giới thiệu ý tưởng, quan điểm, suy nghĩ của mình trong quá trình thảo luận. Điều này sẽ giúp học sinh xác định thông tin từ nhiều khía cạnh khác nhau trong một chủ đề với sự hỗ trợ của giáo viên và sau đó là làm việc độc lập.

  • Giai đoạn 3&4: Nhận ra rằng mọi người nghĩ hoặc tin những điều khác nhau về một chủ đề. 

Thông qua quá trình lắng nghe và thảo luận, học sinh xây dựng cho mình hiểu biết riêng về một chủ đề. Đồng thời, các em cũng nhận ra rằng mỗi người sẽ nghĩ và tin những điều khác nhau về một chủ đề. 

  • Giai đoạn 5: Xác định một số điểm chính từ các quan điểm khác nhau của cùng một chủ đề trong một bối cảnh. 

Trong quá trình lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi và nhận xét, học sinh sẽ xác định được một số điểm quan trọng từ các quan điểm khác nhau của cùng một chủ đề được đặt trong một bối cảnh nhất định. Ví dụ như khi nói về sự “lớn lên” và “già đi”, chúng ta sẽ đặt trong bối cảnh ở một môi trường/quốc gia cụ thể, đồng thời chuyển cuộc thảo luận sang khám phá thực tế. Tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi lớp học, học sinh sẽ bắt đầu nói về quê hương của mình. Nếu học sinh chuyển đến từ một quốc gia khác, học sinh có thể nói về những khác biệt trong môi trường học, môi trường sống ở từng nơi. 

2. Khuyến khích tư duy mở rộng, khả năng nghiên cứu và phân tích vấn đề

“Một trong những ưu điểm của môn Global Perspectives trong chương trình Cambridge chính là dạy cho học sinh tư duy đổi mới, không bó hẹp trong những quy tắc thông thường và dạy cho học sinh các kỹ năng tiếp cận và phân tích vấn đề”, Ngài Stuart Schimill – GĐ Tuyển sinh Đại học Công nghệ Massachusetts (MIT), Hoa Kỳ chia sẻ. 

Môn học này giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, biết cách nghiên cứu và phân tích các quan điểm khác nhau và truyền đạt ý tưởng rõ ràng. Mục tiêu của môn học không phải là định hướng suy nghĩ của học sinh giống nhau, mà là khuyến khích tư duy rộng mở đối với sự phức tạp của thế giới và tư duy con người, khuyến khích sự thấu cảm bằng những trải nghiệm đa dạng.

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được tiếp cận các vấn đề toàn cầu và đưa ra giải pháp cho những vấn đề đó thông qua hoạt động hợp tác, trao đổi, thảo luận và phản biện. Đồng thời, học sinh cũng sẽ nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, đặc biệt là kỹ năng Nghe - Nói và Viết. 

Chẳng hạn như, khi học về chủ đề “Lớn lên và trưởng thành”, học sinh sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp của mình bằng cách chia sẻ thông tin, lắng nghe quan điểm của người khác và phản hồi những suy nghĩ, ý tưởng liên quan đến việc “lớn lên” và “già đi”. Học sinh cũng sẽ được phát triển khả năng suy nghĩ chín chắn và đặt những câu hỏi sâu sắc như: Lớn lên có nghĩa là gì? Khi lớn lên, bạn khác biệt như thế nào? Tại sao chúng ta cần phải trưởng thành? Chúng ta có thể sử dụng bàn tay của mình như thế nào khi lớn lên? Trở thành một người lớn tuổi sẽ như thế nào? Những khác biệt khi lớn lên ở những môi trường/quốc gia khác nhau?...

3. Nâng cao trình độ tiếng Anh, mở rộng vốn từ vựng?

Lợi ích dễ thấy nhất của việc học Global Perspectives bằng tiếng Anh chính là học sinh được thực hành tiếng Anh khi đang tiếp cận và nghiên cứu về các vấn đề toàn cầu. Các từ vựng, thuật ngữ hay kiến thức liên quan đến các vấn đề toàn cầu vẫn đang được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Vì vậy, học Global Perspectives bằng tiếng Anh sẽ giúp học sinh quen thuộc và ứng dụng được vào thực tiễn. Hơn nữa, việc học ngôn ngữ kết hợp với Global Perspectives sẽ tốt cho sự phát triển trí não của học sinh, giúp các em có thể định hướng, nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, chủ động và trình bày ý tưởng, quan điểm cá nhân rõ ràng, logic. 

4. Kiểm tra và đánh giá năng lực theo tiêu chuẩn quốc tế

Học sinh theo học chương trình Cambridge Primary Global Perspectives sẽ được đo lường kết quả học tập và đánh giá năng lực dựa trên các bài kiểm tra trình độ của Cambridge theo chuẩn quốc tế. Các bài test được sắp xếp theo lộ trình học tập phù hợp với mỗi giai đoạn của học sinh. 

Trong suốt quá trình học, giáo viên tập trung vào việc phát triển các kỹ năng cho học sinh. Khi hoàn thành một bài học, giáo viên có thể thảo luận với học sinh về những điều mà học sinh đã học được và cách học sinh có thể cải thiện hơn nữa, để gia tăng hiệu quả học tập của mình. 

Cuối mỗi năm học, học sinh có thể tham gia đánh giá kết quả học tập theo chuẩn Cambridge. Học sinh thực hiện một dự án nhóm, qua đó giáo viên sẽ đánh giá xem các kỹ năng đã phát triển như thế nào trong suốt chương trình học. Học sinh nhận được báo cáo thành tích ở các cấp độ Vàng, Bạc hoặc Đồng. 

Ngoài ra, khi hoàn thành bậc tiểu học, học sinh cũng có thể tham gia kỳ thi cấp chứng chỉ Tiểu học quốc tế (Cambridge Primary Checkpoint) do Hội đồng khảo thí Quốc tế Đại học Cambridge, Anh Quốc (CIE) tổ chức. Chứng chỉ tốt nghiệp được quốc tế công nhận và có giá trị vô thời hạn. Sự mở rộng này tạo điều kiện cho học sinh hiện đang học tập chương trình Cambridge ở bậc tiểu học hoặc các học sinh có nhu cầu được khẳng định khả năng tri thức của minh theo chuẩn quốc tế. Việc tham gia các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế từ nhỏ sẽ tạo sự tự tin cho các em trong học tập, từ đó tạo nền tảng vững chắc trong các môn học theo chương trình quốc tế ở những bậc học cao hơn.

5. Phương pháp giảng dạy tập trung phát triển kỹ năng

Cambridge Primary Global Perspectives tập trung vào phát triển kỹ năng. Điều này có nghĩa là các mục tiêu học tập tập trung vào các kỹ năng mà học sinh sẽ cần hơn là kiến thức và hiểu biết về các chủ đề cụ thể. 

Các kỹ năng được dạy thông qua các chủ đề, sử dụng quan điểm cá nhân và toàn cầu. Giáo viên giúp học sinh xem xét nhiều vấn đề toàn cầu hoặc đưa ra chủ đề trong nhiều bối cảnh. 

Chương trình Cambridge Primary Global Perspectives chú trọng các hoạt động thực nghiệm trong từng bài học, để mang lại cho học sinh nhiều cơ hội phát triển kỹ năng, tư duy. Ví dụ, khi bàn luận về chủ đề “Bàn tay của chúng ta thay đổi khi lớn lên?”, học sinh có thể được tham gia các hoạt động về tạo & so sánh dấu vân tay của những người ở độ tuổi khác nhau, viết/vẽ bằng hai tay. Hay khi đề cập đến câu chuyện “Trở thành một người lớn tuổi sẽ như thế nào?”, học sinh sẽ được gặp gỡ & trò chuyện với một người lớn tuổi về cuộc sống của một người lớn tuổi sẽ như thế nào, ý nghĩa của việc “già đi”, những lợi thế và hạn chế khi lớn tuổi, cách giúp đỡ những người lớn tuổi xung quanh mình… Bên cạnh đó, học sinh cũng có thể chuẩn bị “món quà” cho vị khách lớn tuổi đặc biệt, có thể là bức vẽ hoặc một đoạn viết. Phương pháp dạy học này sẽ giúp học sinh cảm thấy hào hứng, thấu hiểu sâu sắc hơn về chủ đề được nhắc đến cũng như có những trải nghiệm thực tế và bài học cho riêng mình. 

6. Kho tài nguyên học tập khổng lồ 

Chương trình Cambridge Primary Global Perspectives đã thiết kế một kho tài nguyên học tập giống như những “gia sư cá nhân” tại nhà. Mỗi học sinh đều sở hữu một tài khoản học tập trực tuyến riêng biệt, ở đó cung cấp các hướng dẫn của giáo viên kèm theo bài tập để học sinh rèn luyện kỹ năng và tư duy sáng tạo. Song song với đó, phụ huynh cũng có thể theo dõi tiến độ học tập và sự tiến bộ từng ngày của học sinh thông qua phản hồi của giáo viên và kết quả học tập. Nhờ đó, phụ huynh sẽ dễ dàng đồng hành cùng con trong suốt hành trình học tập. 

Ngoài ra, chương trình còn tích hợp sẵn một loạt các công cụ học tập đa phương tiện, các mô hình, video, hoạt động tương tác, thực hành… để làm cho bài học trở nên sống động hơn, hỗ trợ học sinh phát triển tối đa năng lực cá nhân. 

>>Tìm hiểu thêm về chương trình Cambridge Primary và Cambridge Lower Secondary

Thông tin liên hệ

ĐĂNG KÝ TÌM HIỂU THÔNG TIN VIETSCHOOL

Nhà trường sẽ phản hồi Quý phụ huynh trong 24h. Xin cảm ơn!