MÔ HÌNH ĐƯỜNG CONG LÃNG QUÊN EBBINGHAUS: LÝ DO CON NÊN BẮT NHỊP LẠI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP SÁNG TẠO NGAY TỪ THÁNG 7
MỤC LỤC [Ẩn]
Việc ghi nhớ rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của loài người. Bộ não con người có khả năng đặc biệt trong việc lưu trữ, sắp xếp thông tin, đặc biệt là việc ghi nhớ những điều cần biết, những chi tiết có tầm quan trọng đối với sự sống còn. Cũng chính vì vậy, để bảo vệ bộ nhớ, nhiều điều chúng ta muốn học (hoặc những điều người khác cần chúng ta biết) có thể bị xóa khỏi trí nhớ của chúng ta một cách dễ dàng.
Đây là lúc Đường cong Lãng quên xuất hiện!
1. Đường cong lãng quên là gì?
Đường cong Đường cong Lãng quên (The Forgetting curve) là khái niệm do Nhà tâm lý học người Đức Hermann Ebbinghaus nêu ra trong nghiên cứu của ông về lý do tại sao chúng ta hay quên và cách ngăn chặn điều đó.
Nghiên cứu của ông đã tiết lộ một số khía cạnh quan trọng của trí nhớ:
- Ký ức yếu dần theo thời gian
- Tỷ lệ lưu giữ ký ức nhiều nhất xảy ra ngay sau khi học
- Những điều có ý nghĩa sẽ được ghi nhớ lâu hơn
- Cách trình bày kiến thức ảnh hưởng đến việc ghi nhớ
- Cảm hứng đối với thông tin ảnh hưởng đến mức độ ghi nhớ.
Mô hình đường cong lãng quên
2. Làm thế nào để tăng khả năng ghi nhớ
Hermann Ebbinghaus đã đưa ra bốn chiến lược để cải thiện khả năng ghi nhớ:
a. Sử dụng phương pháp "Học cách quãng"
Việc xem lại và cập nhật thông tin thường xuyên sẽ giúp tạm dừng Đường cong lãng quên. Vì vậy, việc ôn lại bài giảng vào hôm sau, rồi hai ngày sau, sau một tuần, sau 30 ngày… sẽ kéo dài khả năng ghi nhớ và củng cố những ký ức đã được mã hóa trong bộ não.
b. “Học tăng cường”
"Học tăng cường" tức là nỗ lực nhiều hơn mức bình thường khi muốn học một điều gì đó. Điều này giúp làm chậm quá trình giảm mạnh của ký ức trên Đường cong lãng quên.
c. Làm cho thông tin trở nên có ý nghĩa
Cố gắng khiến cho tài liệu cần ghi nhớ trở nên rõ ràng, phù hợp và có mục đích, đồng thời thiết lập lý do mạnh mẽ để não bộ lưu giữ thông tin đó.
Khi não bộ nhận thức rằng thông tin nào mang lại lợi ích lâu dài thì việc ghi nhớ cũng được kéo dài hơn.
Học sinh Vietschool thuyết trình về các poster sản phẩm học tập
c. Các hoạt động hỗ trợ, tăng cường ghi nhớ
Sử dụng nhiều phương pháp để ghi nhớ, đặc biệt là ghi nhớ bằng hình ảnh với các công cụ như mindmap, sketchnote…
Tự đặt câu hỏi cũng là cách hữu ích để sắp xếp và củng cố thông tin trong não bộ của chúng ta.
Học sinh Vietschool học tập sáng tạo với Sketchnote
3. Lý do con nên bắt nhịp lại với hoạt động học tập sáng tạo ngay từ tháng 7
Để tránh cho những kiến thức, kỹ năng, nề nếp học tập được rèn luyện và duy trì suốt năm học trước đó bị “rơi rụng” thì việc tham gia những hoạt động học tập sáng tạo sau 1 tháng nghỉ hè là rất quan trọng.
Việc ôn tập này cũng cần đảm bảo cung cấp cho học sinh những phương pháp tiếp cận sáng tạo, truyền cảm hứng, để các con vẫn có được một mùa hè tươi vui, với nhiều hoạt động khám phá đa dạng.
Tất cả những điều đó đều có trong KHÓA HÈ THÁNG 7: VỮNG VÀNG ĐỂ BỨT PHÁ tại Vietschool. Với ba tuần để củng cố kiến thức, tối ưu hóa các kỹ năng học tập sẽ là sự tích lũy rất quan trọng để tạo nên những vượt trội cho học sinh trong năm học mới.
Tự tin, vững vàng bước vào năm học mới
XEM THÔNG TIN CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH TẠI ĐÂY: https://vietschool.edu.vn/blogs/tin-tuc-su-kien/khoa-he-thang-7-vung-vang-de-but-pha
Tham gia Khóa hè tháng 7 tại Vietschool, các con sẽ có khoảng thời gian thú vị và bổ ích, để vừa vui chơi mà vẫn được rèn luyện một cách hiệu quả.